Phân loại móng

PHÂN LOẠI MÓNG

Hiện nay các khái niệm về lún và lún lệch đã trở nên thông dụng với người dân. Lún là công trình bị chuyển vị thẳng đứng từ trên xuống dưới của đất nền, kéo theo móng và cả bản thân công trình, thường được đo bằng milimét. Lún xảy ra do sự nén chặt của đất nền dưới tác dụng của trọng lượng toàn bộ công trình. Còn khái niệm lún lệch hay còn gọi lún tương đối là chuyển vị thẳng đứng không đều đưa đến chuyển vị ngang gây nghiêng nhà. Tất cả các công trình xây dựng đều bị lún, miễn là trong giới hạn cho phép.

Trong các văn bản quy phạm pháp luật xây dựng hiện hành đã quy định độ lún tối đa cho phép từng loại nhà và công trình (phần lớn từ 8 đến 30 cm). Ngoài trị số độ lún tuyệt đối, còn quy định lượng chênh lệch tối đa cho phép về độ lún tương đối của các điểm trong nền, độ nghiêng,

Nguyên nhân

Hiện tượng lún nứt công trình nhìn chung đều liên quan đến quy mô, kết cấu công trình và đất nền. Công trình có thể bị lún nhiều nhưng không bị phá hoại nếu không xảy ra sự lún lệch và đặc biệt là khả năng chịu đựng được biến dạng của kết cấu công trình.

Phần lớn các công trình sau khi xây dựng xong bị lún nứt thường liên quan đến các yếu tố chủ quan khi nhận thức về đất nền và công trình trong các khâu khảo sát địa chất, thiết kế và thi công xây dựng. Các trường hợp công trình đã xây dựng và ổn định lâu dài, bỗng nhiên bị lún nứt thường liên quan đến những tác động khách quan làm thay đổi trạng thái ứng xử của công trình và đất nền.

Trải qua thời gian thi công thực tế rất nhiều công trình, CMSC đã nhận thấy rằng:

Có hai nguyên nhân chính gây lún nứt công trình:

  1. Chưa đánh giá đúng về mức độ chịu lún của nền đất, đặc biệt là các loại nền đất yếu
  2. Chưa tính toán chính xác về tải trọng của công trình và khâu thiết kế móng chịu lực chưa hợp lý

Các loại móng nhà trong xây dựng.

Theo chiều sâu đặt móng nhà trong xây dựng có các loại: Móng nôngMóng sâu.

Móng nông được xây dựng trong hố lộ thiên sau đó lấp đất lại.

Móng sâu là móng được hạ xuống nền và có thể lấy đất từ móng lên.

Móng nông được sử dụng đối với công trình quy mô vừa và nhỏ (thường ≤ 5 tầng). Đây là loại móng rất phổ biến ở Việt Nam Nhìn chung, các lớp đất sét (sét pha) ở trạng thái dẻo cứng đến cứng có bề dày đủ lớn (thường 5 → 7 m) phân bố phía trên cùng đều có thể đặt móng nông. Chiều sâu chôn móng phổ biến từ 0.5m đến 3m, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bề dày lớp đất lấp, chiều sâu mực nước dưới đất, sự phân bố của đất yếu. Chiều sâu chôn móng càng lớn, khả năng chịu tải của đất nền càng cao, nhưng cần chú ý đến các lớp đất yếu (bùn hoặc đất loại sét có trạng thái dẻo chảy, chảy) phân bố dưới nó. Nếu có đất yếu nằm ngay dưới lớp đất tốt (khá phổ biến) và nằm trong phạm vi ảnh hưởng của ứng suất gây lún (thường 5 → 10 m dưới đáy móng), hạn chế chiều sâu chôn móng để tận dụng bề dày của lớp tốt bên trên. Nếu chiều sâu chôn móng quá lớn (chi phí đào đắp cao, ảnh hưởng đến các công trình lân cận khi thi công) thì cần xem xét đến giải pháp khác như cọc tre, cừ tràm (nếu có nước dưới đất) hoặc giải pháp ép cọc.

Mô hình móng nông
Mô hình móng nông

Trong tính toán thiết kế móng nông, kích thước móng phải có kích thước phù hợp thường 0.8m đến 1.4m. Kích thước móng lớn hơn thường phi thực tế, tính toán góc mở sẽ phức tạp và cos nền nhà (mà hầu như không ai quan tâm). Khi bài toán sức chịu tải đã ổn (tức tải trọng công trình truyền xuống nhỏ hơn khả năng chịu tải của đất nền), cần phải kiểm tra độ lún của móng có đảm bảo không (tức là bài toán biến dạng)? Nhà thông thường nhà có độ lún giới hạn ≤ 8 cm(Lún từ 8cm trở xuống)

Theo hình dạng mặt bằng trong xây dựng có các loại: móng đơn, móng băng và móng bè. Móng đơn ( móng độc lập, móng cột, móng trụ, đế cột) trong xây dựng nhà các loại nằm dưới cột (trụ). Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Nếu dùng được móng đơn thì tiết kiệm nhất.

Móng đơn
Móng đơn
Móng đơn chân vịt
Móng đơn chân vịt

Móng bè: trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng nông, được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.

Móng bè
Móng bè

Móng băng (móng liên tục) trong xây dựng nhà các loại nằm dưới hàng cột hoặc tường. Khi không thể dùng móng đơn hoặc móng đơn sát nhau, hoặc để cân bằng độ lún giữa các cột trong cùng một hàng, hoặc dưới tường thì phải dùng móng băng. Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn, tuy vậy chỉ nên dùng khi nó có chiều rộng <1,5m (sẽ kinh tế hơn), khi chiều rộng > 1,5m thì nên dùng các loại móng bè trong xây dựng nhà. Chú ý là, nến cấu tạo móng băng không hợp lý thì có thể lún lệch nhiều hơn móng đơn.Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.

Móng băng
Móng băng

Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Khi móng băng là móng cứng có chiều sâu đặt móng lớn thì nên thay bằng móng băng mềm sẽ giảm được chiều sâu đặt móng nên kinh tế hơn. Khi chiều sâu đặt móng bị hạn chế hoặc nhà cần có móng ổn định, hoặc móng cần có cường độ cao thì phải dùng móng bê tông cốt thép. Khi đế móng là bê tông cốt thép thì hầu hết các trường hợp nhà làm khung bê tông cốt thép và khi đó cốt thép cột được liên kết với cốt thép và khi đó cốt thép cột được liên kết với cốt thép móng.

Móng băng giao thoa
Móng băng giao thoa

Móng cọc

Là các loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.

Móng cọc
Móng cọc
Chat với Chúng Tôi